Sapa – thị trấn du lịch xinh đẹp luôn được du khách yêu thích bởi sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Bắc này. Đến với Sapa, bạn sẽ có cơ hội được tham gia và trải nghiệm rất nhiều sự kiện và lễ hội Sapa hấp dẫn. Hãy cùng điểm danh Top 07 lễ hội truyền thống Sapa đặc sắc nhất nhé.

1. Lễ hội Tết nhảy Sapa

Tết nhảy là ngày lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao đỏ Tả Van tại Sapa. Tùy theo mỗi dòng họ dân tộc nơi đây, lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết. Khi lễ hội truyền thống Sapa này được tổ chức, những gia đình trong họ sẽ tập trung về nhà trưởng họ.

Ngay khi hoàn thành phần lễ trình báo tổ tiên, thầy cúng cùng các phụ lễ sẽ nhảy 14 điệu nhảy. Mỗi điệu nhảy có động tác khác nhau, mang tính biểu tượng cao. Những điệu nhảy truyền thống trong Lễ hội Tết nhảy mang ý nghĩa về mục đích mở đường, xua đuổi tà mà. Người tham gia nhảy thể hiện sự hùng dũng, mạnh mẽ.

chia-se-top-07-le-hoi-truyen-thong-sapa-dac-sac-nhat

Lễ hội truyền thống Tết nhảy Sapa diễn ra từ cuối giờ Thìn cho đến giờ Dậu, tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như nhảy múa đen xen âm nhạc, nghệ thuật ngôn từ kể sự tích dòng họ cho đến nghệ thuật tạo hình thông qua tranh cắt giấy, tranh thờ, tượng gỗ điêu khắc.

2. Lễ hội xuống đồng Sapa

Lễ hội xuống đồng Sapa được khai hội đúng vào ngày mùng 8 Tết mỗi năm, lễ hội truyền thống xuống đồng thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách du lịch Sapa tham gia.

Mở đầu Lễ hội truyền thống xuống đồng ở Sapa là tục rước đất, rước nước, nối tiếp là hoạt động văn nghệ của người Dao và Tày. Lễ hội xuống đồng tiếp thêm cho người dân sinh lực mới trong sản xuất, cũng như gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

le hoi truyen thong sa pa

3. Lễ Hội Gầu Tào Sapa

Lễ hội Gầu Tào Sapa là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông tại Sapa. Theo truyền thống của người dân nơi đây, khi gia đình không có con, hoặc sinh con một bề, có người đau ốm, làm ăn không tốt, họ sẽ lên Gầu Tào để cầu khấn sự ban ơn từ thần linh. Khi những điều mà người dân cầu khấn thành hiện thực, người ta sẽ làm lễ Gầu Tào tạ ơn.

Một chi tiết rất thú vị ở Lễ hội Gầu Tào Sapa nằm là ở việc quy tụ những loại hình văn hóa đặc trưng, có quy mô cộng đồng duy nhất của người dân tộc H’Mông. Du khá ghé thăm Sapa khi tham gia Lễ hội truyền thống Gầu Tào sẽ hiểu hơn về sự gắn kết của niềm tin hạnh phúc, ấm no, trở thành môi trường nuôi dưỡng văn hóa đồng bào H’Mông.

le hoi truyen thong sa pa

4. Lễ Hội Roóng Poọc ở Sapa

Nếu bạn có dịp đến thăm thị trấn Sapa vào những ngày đầu xuân, trùng đúng ngày Thìn tháng Giêng, du khách sẽ được tham gia vào hội Roóng Poọc Sapa của người Giáy ở Tả Van. Mục đích của lễ hội truyền thống Sapa này là để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, bản làng bình yên, thu về mùa màng bội thu.

5. Lễ hội quét làng tại Sapa

Lễ hội quét làng truyền thống được tổ chức vào ngày Ngọ, ngày Mùi của tháng 2 âm lịch hàng, là phong tục của đồng bào dân tộc người Xá Phó ở Sapa. Được biết, quan niệm từ xa xưa của đồng bào dân tộc Xá Phó, tháng 2 là tháng ma đói kéo về làng, phá hoại cuộc sống dân làng. Do đó người Xá Phó tổ chức quét làng để cầu mong sự yên bình, kỳ vọng về hoa màu tốt tươi, chăn nuôi gia súc an toàn.

Lễ hội quét làng ở Sapa mang nét giản dị từ quá trình chuẩn bị cho đến thực hiện nhưng khách du lịch Sapa vẫn sẽ nhận thấy sự yêu thương về ý nghĩa giản dị, hướng đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

6. Lễ hội Nào Cống Sapa

Lễ hội Nào Cống ở Sapa là một trong những lễ hội đặc sắc diễn ra vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch tại ngôi miếu thờ tại Tả Van Sapa thu hút khách du lịch Sapa đến tìm hiểu. Lễ hội truyền thống này gồm 3 phần là nghi lễ cúng thần thể hiện sự cầu mong thần linh phù hộ người vật yên thịnh, đồng áng bội thu; công bố quy ước của làng và cuối cùng là phần ăn uống vui vẻ cùng nhau.

Trong lễ hội truyền thống Nào Cống, lễ vật được chuẩn bị để dâng cúng là lợn đen, trâu đen, gà vịt do dân làng đóng góp. Chủ lễ là thầy mo người Giáy ở Tả Van, ăn mặc áo dài, quần thụng và trịnh trọng đọc lời cúng thần linh với nội dung mời các ngài về dự lễ, phù hộ cho người dân bình an, vụ mùa ấm no.

Sau khi nghi thức cúng lễ kết thúc, chức dịch Mường Hoa đọc quy ước chung của Mường… đề cập đến vấn đề trị an, bảo vệ rừng, chăn dắt gia súc và ứng xử xã hội. Phổ biến quy ước kết thúc, toàn bộ dân làng cùng nhau ngồi ăn uống, trò chuyện vui vẻ.

7. Lễ hội Tết đón hồn lúa mới

Ngoài Lễ hội quét làng đặc sắc, người Xá Phó ở Sapa còn có Tết đón hồn lúa mới (còn gọi bằng tên Tết cơm mới), mang đậm vẻ đẹp tín ngưỡng nông nghiệp. Tết đón hồn lúa mới được tổ chức vào thời điểm trước một mùa thu hoạch mới, khi mà các cánh đồng lúa bắt đầu ngả màu.

Đồng bào người Xá Phó sẽ chọn ngày đẹp, đem cất toàn bộ thóc gạo cũ, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa để đón hồn lúa mới về nhà thay cho vụ mùa cũ. Những người phụ nữ khỏe mạnh của gia đình được cử đi cắt lúa mới, thường là vợ và con gái chủ nhà. Họ dậy sớm, tóc tai gọn gàng, diện trang phục đẹp đẽ, lặng lẽ ra ruộng, lên nương để cắt lúa.

le hoi truyen thong sa pa

Du lịch Sapa vào đúng dịp Lễ hội truyền thống này, bạn sẽ được tìm hiểu điểm đặc biệt của nghi thức đó là người đi cắt lúa tránh để người khác biết, kiêng kỵ gặp người cùng làng trên đường đi. Khi cắt lúa, người phụ nữ quay mặt theo hướng mặt trời mọc, đón ánh bình minh rực rỡ. Khi đã đón lúa về đến nhà, sáng hôm sau người Xá Phó giã lúa thành gạo và nấu cơm cúng tổ tiên.

Nguồn: Tổng hợp

 

 Bạn muốn cung cấp nội dung và gửi bài cộng tác cho chúng mình?

 Bạn cần hỗ trợ đăng bài miễn phí?

 Liên hệ ngay - Email: cungbandulich.net@gmail.com